News

6/recent/ticker-posts

Con đường sa ngã của những cử nhân thất nghiệp thành... tội phạm

Tâm lý học cao mới có việc làm ổn định đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người. Cha mẹ mong muốn con cái đỗ đạt, Xã hội kỳ vọng những nhân tài phát huy tài năng sau nhiều năm dùi mài kiến thức. Nhưng, học xong không có việc làm, áp lực gấp nhiều lần người thất học, không ít cử nhân, thạc sỹ nhắm mắt, đưa chân liều mình tham gia vào các hành vi phạm pháp.

Ngày sụp đổ của “đế chế ma tuý” và bí mật về "kho báu" của “ông trùm”
Bị lừa bán ra nước ngoài làm vợ, cô gái miền Tây vẫn không tin?
Mâu thuẫn dồn nén lâu ngày, con đâm cha dượng tử vong

Câu chuyện những cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp lỡ lầm đường lạc lối và trở thành tội phạm đang là nỗi nhức nhối không của riêng ai...
Ông, bà “cử” đi môi giới mại dâm, lừa đảo...
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có hơn 72 ngàn người đã qua đào tạo cử nhân, thạc sỹ đang nằm trong số lao động thất nghiệp. Một con số khiến dư luận phải bàng hoàng và thay đổi cách nghĩ về bằng cấp. Không ít cử nhân, thạc sỹ cầm tấm bằng khá, giỏi phải lao đao tìm việc và chấp nhận có việc trái ngành được đào tạo. Cử nhân, thạc sỹ bưng bê ở nhà hàng, tiếp thị bia rượu, thuốc lá, bán hàng rong..., thậm chí phát tờ rơi cũng không còn là chuyện hiếm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, nhiều cử nhân, thạc sỹ tự kiêu với bằng cấp có được, nên lười làm việc trái ngành, lười học lại và chấp nhận nằm nhà chờ thời. Từ đây, sức ép từgia đình, xã hội đã đẩy họ đến các hành vi vi phạm pháp luật, chỉ để có tiền nhằm thỏa mãn bản thân, thậm chí còn thực hiện hành vi bệnh hoạn chỉ vì để giải toả sức ép tâm lý.
Mới đây, ngày 30/11, Công an TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) tạm giữ đối tượng Trần Hữu Phúc (23 tuổi, ngụ TP. Huế), để điều tra hành vi đâm vật nhọn vào vùng kín của nhiềuphụ nữ trên địa bàn thành phố.
Theo lời khai của Phúc, trong vòng hai tháng, anh ta thực hiện tám vụ đâm vào vùng kín phụ nữ. Phúc thừa nhận bị ảnh hưởng từ phim đen trên mạng. Bất ngờ hơn, người thân của Phúc lại tiết lộ, Phúc tốt nghiệp loại giỏi khoa du lịch, trường đại học Huế. Sau một thời gian thất nghiệp, Phúc xin làm lễ tân cho một khách sạn trên địa bàn. Bà Trần Thị Tằm, mẹ Phúc rất đau lòng khi hay tin con trai bị bắt. Với bà, Phúc là một đứa con hiếu thảo, ngoan ngoãn. Bà cho rằng, áp lực tìm công việc phù hợp với khả năng, đã ảnh hưởng đến tâm lý của Phúc.
Một điển hình khác là vụ siêu trộm Trần Văn Long (SN 1987, ngụ quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) có bằng cử nhân ngành cầu đường của một trường đại học Hà Nội, gây ngạc nhiên cho dư luận.

Trần Văn Long thất nghiệp nên đi trộm cắp.

Tại cơ quan công an, Long khai nhận, sau khi tốt nghiệp không tìm được công việc phù hợp, nên nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Lần trộm cắp này, Long bị Công an huyện Từ Liêm bắt giữ và xử lý. Ra tù, Long làm nhiều việc khác nhau, nhưng thu nhập không nhiều nên chán nản. Long lại tìm về nghề cũ nhưng lần này còn kết hợp với một “đồng nghiệp” khác tên Nguyễn Thị Thu H. (SN 1994, ngụ huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).
Hai đối tượng này tìm đến các khu chung cư, hoặc nhà dân trong ngõ sâu vắng người để đột nhập và trộm cắp tài sản. Bộ đôi này tổng cộng gây ra 12 vụ trộm cắp, lấy đi tổng giá trị tài sản khoảng trên 1 tỉ đồng. Đáng nói, Long đem tiền trộm được giao cho bạn gái, và nói dối là tiền đi làm công trình, bảo người này để dành chờ ngày tổ chức lễ cưới.
Ghê gớm hơn Long, Nguyễn Thị Hoài (31 tuổi, ngụ huyện Anh Sơn, Nghệ An) sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm liền nghĩ cách môi giới mại dâm để có tiền tiêu xài. Từ đó, Hoài thành “tú bà” và có trong tay một đường dây mại dâm sinh viên, với giá “đi khách” cao ngất ngưởng.

Đối tượng Nguyễn Thị Hoài tại cơ quan công an.

Mỗi lần “đi khách” với giá từ 1-1,5 triệu đồng theo sự dẫn mối của “tú bà” Nguyễn Thị Hoài, các nữ sinh viên phải chia cho Hoài 30%. Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam Hoài về tội Môi giới mại dâm, sau khi bắt quả tang người trong đường dây của Hoài đang bán dâm cho khách.
“Rất nhiều sinh viên và cử nhân tham gia vào các đường dây bán hàng đa cấp khi chưa tìm được việc làm. Bởi sự giới thiệu và lợi nhuận của các công ty bán hàng đa cấp quá hấp dẫn, đánh vào tâm lý tìm kiếm việc làm nhanh chóng của đa số sinh viên mới ra trường. Rơi vào vòng xoáy “đa cấp”, những cử nhân bản lĩnh sẽ vượt qua nhưng số khác lại dấn sâu vào. Họ nghĩ đã đến “đường cùng”, bỏ cơ hội này sẽ không tìm được việc khác. Và, những cử nhân, thạc sỹ khác vẫn đêm đêm chấp nhận “giấu” bằng, để xin việc ở các quán ăn, nhà hàng,... hoặc dẹp bỏ bằng cấp để buôn bán trên mạng, bán hàng rong.
Từ giảng đường đến trại giam
Số lượng cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp lớn đến vậy, nhưng không làm các chuyên gia xã hội ngạc nhiên. Theo họ, đó là hệ lụy tất yếu đã nhìn thấy, đã cảnh báo mà vẫn không tránh khỏi. Dù vậy, cô Trần Thị Mai, Chủ nhiệm Phòng Sau đại học của trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Nhu cầu học lên thạc sỹ của các cử nhân sau khi tốt nghiệp vẫn rất lớn. Lượng sinh viên đăng ký dự thi vào bậc học này đều tăng qua các năm. Điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cao tri thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn của người học và cũng là yêu cầu của nhà tuyển dụng. Với lại, quy định hiện nay về học lên trình độ thạc sỹ cũng khá đơn giản”.
Kèm theo đó, tâm lý học đến nơi đến chốn của nhiều sinh viên được gia đình rất ủng hộ. Thế nên, thay vì trau dồi kỹ năng làm việc trong thực tế, thì họ lại tiếp tục lao vào nghiên cứu lý thuyết.
Tiến sỹ Nguyễn Liêm, Hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Thông tin Gia Định cho biết: “Thực tế nhiều cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp đều đã được dự đoán trước. Bốn lý do để lý giải việc sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều là: Nội dung đào tạo không gắn với thực tế công việc, cách giảng dạy nặng về lý thuyết, Doanh nghiệp không đặt hàng nhân sự tại các trường, khuynh hướng học cho có bằng cấp. Bên cạnh đó, quy hoạch đào tạo nghề chưa được chú trọng, cũng nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất cho người học thực hành. Tất cả tạo ra thực trạng thừa thầy thiếu thợ”.
Theo tiến sỹ Nguyễn Liêm, những sinh viên mới ra trường chưa va chạm thực tế thường rất tự ái, việc không tương xứng với bằng cấp thường không làm.
“Hơn nữa, các ông, bà cử nhân lại không biết tự điều chỉnh, tự trang bị thêm kiến thức, chỉ mang những kiến thức học được áp dụng rập khuôn vào công việc thực tiễn. Bởi thế, Thứ trưởng Thường trực bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga có chỉ đạo, các trường đại học phải nâng cao giảng dạy kỹ năng sống, trang bị tâm lý cho sinh viên, để họ đủ bản lĩnh vượt qua nhiều cú sốc. Và có lẽ, cú sốc đầu đời là học giỏi chưa chắc đã có việc làm”, tiến sỹ Nguyễn Liêm cho biết thêm.
Mang nhiều kỳ vọng về sự thành đạt trong tương lai, nhiều cử nhân, thạc sỹ tràn trề nhiệt huyết được cống hiến cho công việc, nhưng lại vấp phải rào chắn mang tên “thất nghiệp”. Không đến được với công việc yêu thích, trở thành gánh nặng của gia đình sau thời gian dài học tập, chuyện rẽ lối, lệch đường đối với một số người là điều khó tránh khỏi. “Tôi thiết nghĩ thất nghiệp, sức ép gia đình chưa phải là nguyên nhân chính đưa người có học vấn bước đến con đường phạm tội. Cốt lõi là tính cách, họ tham, họ lười, họ bốc đồng nên mới có chuyện đi trộm cắp, lừa đảo để mưu lợi.
Rất nhiều cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp chấp nhận đi bán rau, làm phục vụ quán... nhưng vẫn sống lương thiện đấy thôi”, đó là suy nghĩ của Thiếu tá Trần Phan Thế Anh, cán bộ Công an phường 13 (quận 5, TP.HCM).
Những bi kịch
Sáng 5/12, đại diện Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã khởi tố Vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Tân (58 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Trước đó, đêm 28/11, Nguyễn Đức Hải (23 tuổi, con trai ông Tân) trở về nhà sau khi đi dự đám cưới một người bạn. Sau đó, Hải chửi bới cha mẹ thậm tệ, rồi lấy cây đánh cha, đấm vào mặt mẹ, đòi giết cháu ruột. Trong lúc tức giận, ông Tân lấy cây đánh chết Hải. Được biết, trong khi chờ tốt nghiệp một trường đại học lớn tại TP.HCM, do cần tiền tiêu xài, Hải có hành vi Trộm cắp tài sản và bị bắt quả tang. Sau đó, Hải bị tuyên phạt 9 tháng tù.
Ngày 7/3, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử sơ phẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Phạm Phúc Lâm (27 tuổi, ngụ TP.HCM) 8 năm tù về tội Giết người. Theo cáo trạng, Lâm có hai bằng cử nhân trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM và trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM nhưng chưa có việc làm ổn định. Năm 2012, Lâm quen và yêu Hồng, một sinh viên trường đại học Lạc Hồng (tỉnh Đồng Nai). Hai người sống cùng và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về chuyện tiền bạc. Bị bạn gái chia tay, chán nản vì thất nghiệp, Lâm ra tay sát hại Hồng.
Tháng 8/2014, tại TAND TP.Hà Nội, bị cáo Bùi Như Quang (SN 1991, quê tỉnh Nghệ An) khai nhận, sau khi tốt nghiệp trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhưng không xin được việc làm, nhớ tới người bạn học cùng trường tên Phạm Anh Tuấn (SN 1991, quê Nghệ An) cùng cảnh thất nghiệp nên Quang lập tức rủ đối tượng này tham gia buôn bán xe gian.
Theo đó, từ tháng 11 đến tháng 12/2013, hai cựu sinh viên đại học này đã vay tiền của một số người thân quen, sau đó mua 4 Xe máy SH đều là tang vật trong các vụ án trộm cắp tài sản với giá trung bình 35 triệu đồng/xe. Hai đối tượng này đem xe cũ đi sửa sang và bán lại với giá cao ngất ngưởng. Xét thấy hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng nên TAND TP. Hà Nội đã lần lượt xử phạt Quang 8 năm tù và Tuấn 5 năm tù giam.
NGỌC LÀI - HÀ NGUYỄN