Chồng có nhu cầu cao, làm thế nào để "cai nghiện chuyện ấy" ?
Ngày 'tự xử' 2 lần vì chồng lên lịch 'yêu' quá thưa
Vợ chồng chật vật vì "cậu bé" quá "khủng"
Cãi vã dễ khiến vợ chồng tịt luôn lửa yêu. Ảnh internet
Cãi vã gây mất hứng thì đúng rồi, vì khi chiến sự xảy ra người ta còn khó nói chuyện với nhau một cách bình thường, tức là nhẹ nhàng và âu yếm, nói gì đến chuyện gần nhau! Muốn lấy lại “hưng phấn” thì trước hết cần hòa bình, hay tệ ra là “ngừng bắn”, chứ súng cứ chĩa vào nhau, xáp vô sao được em?
Anh không biết em là chàng hay là nàng, nhưng biết rằng em có mong muốn tìm lại “ngày xưa thân ái” và cảm nhận được băn khoăn day dứt của em. Em đã đúng khi nhận định chuyện cãi vả là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó. Vậy ta thử gỡ dần nhé. Anh đoán em có đọc những cuốn sách nổi tiếng của Dale Carnegie như “Đắc nhân tâm”, hay “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Anh không có ý khuyên hai em quẳng gánh lo hay gánh hờn giận để đến với nhau, mà trước hết muốn em học cách tự phân tích bản thân để biết rõ đúng sai của mình, như là cách lần đầu chỉ rối vậy.
Cãi vã là khó tránh, nhưng cãi vã phải đáng chuyện và mang tính xây dựng. Chỉ khi đó, nếu mình còn giận hờn thì em sẽ dần nhận ra mình hình như thật “nhỏ mọn”, “cố chấp” với người bạn đầu gối tay ấp của mình. Thấy em muốn trở lại ngày trước, tức là em chưa “thay lòng đổi… bạn”, tức là còn thuốc chữa, theo nhận định của anh.
Muốn chữa quan hệ phòng the, trước hết phải chữa quan hệ vợ chồng, tức là triệt tiêu những tác nhân giết chết ham muốn gần gũi. Hãy dành cho nhau thời gian để nguôi ngoai. Đừng ngại ngùng khi cho người kia biết em rất quý trọng sự gần gũi ngày xưa và can đảm xuống thang trước. Vì trong quan hệ con người, xét nét đúng sai không bao giờ có kết quả tốt, chưa kể trong đúng cũng có sai và ngược lại. Hãy bao dung và thể hiện những gì mình thực sự muốn, nếu không, mọi thứ có thể trượt đi, khi hai con người lỡ đi ngang qua nhau mà không ai đưa tay nắm lại.
Hãy bao dung và thể hiện những gì mình thực sự muốn để hương lửa vẫn mặn nồng
Anh thấy anh dùng “mệnh lệnh thức” với em hơi nhiều, hãy này và hãy nọ, nhưng nếu không thúc em như vậy, sợ rằng duy trì quan hệ vợ chồng còn khó, vì không lẽ mấy chục năm sống chung phía trước là để tiếc nuối quá khứ tươi đẹp? Anh tin hai em chủ động giải quyết được những khúc mắc của mình để lại yêu nhau nồng thắm như ngày nào.
Tiện đây, anh muốn tiết lộ một bài học có khi chúng ta phải mất cả đời mới học được, là “người sau hầu như không bao giờ bằng người trước”, về mọi mặt. Có lẽ, vì ban đầu chúng ta đến với nhau bằng trái tim, bằng linh cảm yêu thương, chứ không phải một “kẻ bị thương đi tìm chồng/vợ mới”?
Chúc vợ chồng em vượt qua những cãi vã ngày thường để về lại với nhau.