Thiếu nữ 14 tuổi mất tích bí ẩn và lời đồn bị bỏ bùa ngải
Thảm thương bà và cháu 2 tuổi chết cháy vẫn ôm chặt nhau
Lời đồn về ngôi nhà “ma” và câu chuyện đau lòng của người sống
Nữ sinh ngất xỉu hàng loạt
Ngày 18/12, khi PV tìm về xã Trà Don (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), nơi trực tiếp xảy ra vụ việc trên, người dân vẫn chưa hết lo lắng về chuyện con, em mình bỗng dưng ngất xỉu như vậy. Bởi theo họ, xưa nay chuyện này chưa từng xảy ra. Nói như một số người thì đó có thể là điềm xấu. Cụ thể, vào đầu tháng 11 vừa rồi, tại khu nội trú học sinh nữ của trường THCS bán trú cụm Trà Don, có 7 học sinh nữ bất ngờ bị co giật chân tay, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, rồi liên tiếp đập đầu vào tường. Có em bị co giật đến ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ.
Ngày 18/12, khi PV tìm về xã Trà Don (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), nơi trực tiếp xảy ra vụ việc trên, người dân vẫn chưa hết lo lắng về chuyện con, em mình bỗng dưng ngất xỉu như vậy. Bởi theo họ, xưa nay chuyện này chưa từng xảy ra. Nói như một số người thì đó có thể là điềm xấu. Cụ thể, vào đầu tháng 11 vừa rồi, tại khu nội trú học sinh nữ của trường THCS bán trú cụm Trà Don, có 7 học sinh nữ bất ngờ bị co giật chân tay, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, rồi liên tiếp đập đầu vào tường. Có em bị co giật đến ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ.
Người dân có con em mắc “bệnh lạ” đang tỏ ra vô cùng hoang mang khi trao đổi với phóng viên.
Các giáo viên và học sinh nam trong trường phải thay nhau giữ chặt tay chân các học sinh bị co giật, để tránh bị tổn thương. Tiếp đó, đến chiều tối những ngày hôm sau, vẫn còn nhiều học sinh nữ bị co giật, có triệu chứng sốt cao, không ăn uống được, đi lại rất yếu ớt. Nhiều em học sinh không bị co giật cũng sợ hãi, bỏ ăn uống.
Trao đổi với PV, Ban giám hiệu nhà trường cho biết: Đầu tháng 11 vừa qua có 9 nữ sinh và 1 nam sinh bị lên cơn co giật rồi ngất xỉu. Trong đó, em Hồ Thị Thu, học sinh lớp 8 là bị nặng nhất. Em Thu lên cơn liên tục co giật suốt ba giờ liền.
Trao đổi với PV, Ban giám hiệu nhà trường cho biết: Đầu tháng 11 vừa qua có 9 nữ sinh và 1 nam sinh bị lên cơn co giật rồi ngất xỉu. Trong đó, em Hồ Thị Thu, học sinh lớp 8 là bị nặng nhất. Em Thu lên cơn liên tục co giật suốt ba giờ liền.
Nhận thấy sự việc diễn biến phức tạp, lãnh đạo trường đã báo khẩn lên Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện kịp thời có hướng xử lý.
Theo ông Nguyễn Phước Tỉnh, Phó hiệu trưởng Trường THCS bán trú cụm Trà Don, thì đa phần các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy cần xử lý kịp thời để bà con bớt lo lắng. Những ngày sau đó, lãnh đạo phòng giáo dục huyện đã đề nghị các bác sỹ trung tâm Y tế dự phòng vào tận trường thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị. Sau khi có sự can thiệp của các y bác sỹ, bệnh tình của các em đã giảm bớt, trong đó một số em chỉ còn xuất hiện những cơn co giật nhẹ.
Bệnh của "ma rừng"?
Theo tìm hiểu của PV, sau khi xảy ra sự việc trên, rất nhiều phụ huynh học sinh đã tìm đến thăm con em mình. Đặc biệt, người dân nơi đây đều cho rằng bệnh của con mình là do "ma rừng" gây ra.
Theo suy luận của người dân, họ tin rằng chuyện "bất thường" này diễn ra liên tiếp với nhiều em, hơn nữa chỉ vào chiều tối hoặc khi trời đã khuya mới xảy ra hiện tượng này. Với đồng bào Ca Dong và Xê Đăng nơi miền núi Nam Trà My, đây là hai thời khắc rừng núi được xem như là của "ma rừng".
Chị Hồ Ê D. (56 tuổi, trú xã Trà Don) cho biết: "Là do "con ma rừng" gây ra, "ma rừng" làm vậy để trách phạt chúng tôi vì một lý do gì đó. Tôi thấy sợ hãi, nếu "con ma rừng" không dừng lại, liệu nó có bắt sang người lớn chúng tôi không?". Vì quá hoang mang, một số phụ huynh còn xin được đưa con mình về nhà để chữa bệnh trừ "ma". Tâm lý hoang mang không chỉ xảy ra với các phụ huynh học sinh hay người dân trong làng bản Trà Don mà ngay cả bản thân các em học sinh đang ở bán trú tại trường cũng tỏ ra lo sợ.
Ghi nhận của PV từ Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian xảy ra sự việc trên, có một số em tự ý bỏ trốn khỏi trường với lý do: "Sợ con ma rừng". Có em thì cho rằng: "Về nhà để chữa bệnh đã rồi mới theo học". Do hầu hết học sinh ở đây là con em đồng bào Ca Dong và Xê Đăng nên từ bao đời nay hình ảnh "con ma rừng" đã ăn sâu vào tâm thức. Đặc biệt, mọi chuyện lạ, đau ốm bất thường đều được đồng bào cho rằng do "con ma rừng" gây ra, từ đó dẫn tới những cách chữa trị lạc hậu.
Để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này, PV đã có một chuyến trải nghiệm khắp dọc ngang các bản làng thuộc các xã ở hai huyện là Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam). Nhiều già làng Xê Đăng, già làng Ca Dong đều có chung một nhận định: Tuy những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tuyên truyền nhiều cho bà con hiểu rõ về bản chất các loại bệnh tật, thiên tai... nhưng do một số thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con nên không ít người vẫn chưa nhận thức rõ.
Khi nhiều trường hợp xuất hiện các bệnh lạ, hay nhiều người cùng mang một dấu hiệu của bệnh, người Xê Đăng, Ca Dong ở Nam Trà My đều tìm đến thầy cúng để trừ "ma".
Trao đổi với PV, già làng Đinh Văn Xuôi (78 tuổi, trú Bắc Trà My), là một trong những người có vốn hiểu biết về văn hóa Xê Đăng cho biết: ““Con ma rừng" tồn tại trong suy nghĩ của người dân nơi đây được thể hiện qua việc cúng bái và các lần trừng phạt mà nó gây ra. Với đồng bào Xê Đăng, "con ma rừng" là nỗi khiếp sợ lớn nhất. Hằng năm, vào đầu mỗi mùa lên rừng, chúng tôi đều phải làm lễ cúng "con ma rừng" rất lớn, chưa kể những dịp quan trọng của riêng từng gia đình".
Theo ông Nguyễn Phước Tỉnh, Phó hiệu trưởng Trường THCS bán trú cụm Trà Don, thì đa phần các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy cần xử lý kịp thời để bà con bớt lo lắng. Những ngày sau đó, lãnh đạo phòng giáo dục huyện đã đề nghị các bác sỹ trung tâm Y tế dự phòng vào tận trường thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị. Sau khi có sự can thiệp của các y bác sỹ, bệnh tình của các em đã giảm bớt, trong đó một số em chỉ còn xuất hiện những cơn co giật nhẹ.
Bệnh của "ma rừng"?
Theo tìm hiểu của PV, sau khi xảy ra sự việc trên, rất nhiều phụ huynh học sinh đã tìm đến thăm con em mình. Đặc biệt, người dân nơi đây đều cho rằng bệnh của con mình là do "ma rừng" gây ra.
Theo suy luận của người dân, họ tin rằng chuyện "bất thường" này diễn ra liên tiếp với nhiều em, hơn nữa chỉ vào chiều tối hoặc khi trời đã khuya mới xảy ra hiện tượng này. Với đồng bào Ca Dong và Xê Đăng nơi miền núi Nam Trà My, đây là hai thời khắc rừng núi được xem như là của "ma rừng".
Chị Hồ Ê D. (56 tuổi, trú xã Trà Don) cho biết: "Là do "con ma rừng" gây ra, "ma rừng" làm vậy để trách phạt chúng tôi vì một lý do gì đó. Tôi thấy sợ hãi, nếu "con ma rừng" không dừng lại, liệu nó có bắt sang người lớn chúng tôi không?". Vì quá hoang mang, một số phụ huynh còn xin được đưa con mình về nhà để chữa bệnh trừ "ma". Tâm lý hoang mang không chỉ xảy ra với các phụ huynh học sinh hay người dân trong làng bản Trà Don mà ngay cả bản thân các em học sinh đang ở bán trú tại trường cũng tỏ ra lo sợ.
Ghi nhận của PV từ Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian xảy ra sự việc trên, có một số em tự ý bỏ trốn khỏi trường với lý do: "Sợ con ma rừng". Có em thì cho rằng: "Về nhà để chữa bệnh đã rồi mới theo học". Do hầu hết học sinh ở đây là con em đồng bào Ca Dong và Xê Đăng nên từ bao đời nay hình ảnh "con ma rừng" đã ăn sâu vào tâm thức. Đặc biệt, mọi chuyện lạ, đau ốm bất thường đều được đồng bào cho rằng do "con ma rừng" gây ra, từ đó dẫn tới những cách chữa trị lạc hậu.
Để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này, PV đã có một chuyến trải nghiệm khắp dọc ngang các bản làng thuộc các xã ở hai huyện là Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam). Nhiều già làng Xê Đăng, già làng Ca Dong đều có chung một nhận định: Tuy những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tuyên truyền nhiều cho bà con hiểu rõ về bản chất các loại bệnh tật, thiên tai... nhưng do một số thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con nên không ít người vẫn chưa nhận thức rõ.
Khi nhiều trường hợp xuất hiện các bệnh lạ, hay nhiều người cùng mang một dấu hiệu của bệnh, người Xê Đăng, Ca Dong ở Nam Trà My đều tìm đến thầy cúng để trừ "ma".
Trao đổi với PV, già làng Đinh Văn Xuôi (78 tuổi, trú Bắc Trà My), là một trong những người có vốn hiểu biết về văn hóa Xê Đăng cho biết: ““Con ma rừng" tồn tại trong suy nghĩ của người dân nơi đây được thể hiện qua việc cúng bái và các lần trừng phạt mà nó gây ra. Với đồng bào Xê Đăng, "con ma rừng" là nỗi khiếp sợ lớn nhất. Hằng năm, vào đầu mỗi mùa lên rừng, chúng tôi đều phải làm lễ cúng "con ma rừng" rất lớn, chưa kể những dịp quan trọng của riêng từng gia đình".
Già Đinh Văn Xuôi trao đổi với PV.
Hay như già làng Hồ ê Tốt (65 tuổi, trú Nam Trà My) cho hay: "Riêng về vấn đề các chú hỏi về sự lo lắng "con ma rừng" đã khiến nhiều học sinh ngất xỉu vào ban đêm, quả thật ở đây ai cũng tin chuyện đó là do "con ma rừng" gây ra. Còn về phần chữa trị thì theo phong tục của chúng tôi có hai cách để trừ sự ám ảnh của “ma rừng”. Một là bỏ làng, bỏ bản đi, hai là cúng bái hoặc sử dụng các bài thuốc từ đời xưa lưu truyền lại, trong đó có thuốc lá lấy từ trong rừng. Còn cụ thể thế nào thì vì nó liên quan đến tâm linh nên chúng tôi không thể nói?!".
Có mặt tại địa phương, chúng tôi ghi nhận được một phần chuyển biến trong suy nghĩ của bà con đồng bào Xê Đăng, Ca Dong nơi đây. Theo già Xuôi, việc tuyên truyền của chính quyền đã khiến bà con thay đổi rất nhiều trong suy nghĩ. Trước kia, khi xảy ra bất cứ chuyện gì "lạ lùng", đồng bào thường có những cách chữa trị lạc hậu gây ra không ít hậu quả. Tuy nhiên, để đồng bào từ bỏ hoàn toàn những suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan thì không phải là chuyện ngày một, ngày hai.
Có mặt tại địa phương, chúng tôi ghi nhận được một phần chuyển biến trong suy nghĩ của bà con đồng bào Xê Đăng, Ca Dong nơi đây. Theo già Xuôi, việc tuyên truyền của chính quyền đã khiến bà con thay đổi rất nhiều trong suy nghĩ. Trước kia, khi xảy ra bất cứ chuyện gì "lạ lùng", đồng bào thường có những cách chữa trị lạc hậu gây ra không ít hậu quả. Tuy nhiên, để đồng bào từ bỏ hoàn toàn những suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan thì không phải là chuyện ngày một, ngày hai.
Chú trọng công tác tuyên truyền Trao đổi với PV, Thượng tá Huỳnh Ngọc Thành, Phó Trưởng Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, lực lượng Công an, phòng Giáo dục và trung tâm Y tế dự phòng huyện đã đến từng nhà học sinh giải thích hiện tượng học sinh ngất xỉu hàng loạt vừa qua để khẳng định không có chuyện "con ma rừng" làm các em sinh bệnh như lời đồn đại. Hội chứng tâm lý hysteria Theo tìm hiểu của chúng tôi từ các bác sỹ trung tâm Y tế dự phòng Nam Trà My, thì các học sinh này có dấu hiệu mắc hội chứng tâm sinh lý hysteria. Đây là một bệnh lý bình thường, chỉ cần cách ly điều trị trong một thời gian ngắn. |
Đời sống & Pháp luật