News

6/recent/ticker-posts

Chặt 6.700 cây xanh Hà Nội: Giá để sở hữu những khối gỗ tốt là bao nhiêu?

Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây xanh tại Hà Nội, một dân buôn gỗ cho biết "Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác... Bản thân tôi cũng lần mò tìm cách để mua nhưng không sao mua được, hình như họ (đơn vị khai thác) đã có mối hết rồi."

Số phận 228 cây hoa sữa ở con đường đẹp nhất VN giờ ra sao?
Bị kiểm điểm vụ chặt hạ cây xanh, PGĐ Sở Xây dựng HN lên tiếng
Vụ Hà Nội "trồng nhầm" cây mỡ: Đùn đẩy trách nhiệm
Tiết lộ gây "sốc" của dân buôn gỗ
Trong khi chưa ngã ngũ đơn vị thi công đã chặt 500 cây hay 2.000 cây thì dư luận lại càng thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Thông tin trên báo Người đưa tin, hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích.
Anh Trần Văn Đoàn, chủ một xưởng mộc trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Giá gỗ xà cừ trong hai năm nay tăng từ 8,5 triệu/m3 gỗ lên 9 triệu/m3. Nguyên nhân chính là do các gỗ cao su và một số gỗ nhập khẩu có giá cao trong một thời gian dài, vì vậy những người làm gỗ như chúng tôi đã chọn gỗ xà cừ để giảm giá đầu vào, mà vẫn chiếm được thị trường”.
Anh Đoàn cho biết thêm: “Khi Hà Nội khai thác một loạt cây xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm trên tuyến đường từ Ngã Tư Sở tới cầu Trắng tôi cũng tìm đến điểm khai thác để hỏi mua nhưng không mua được. Nguyên liệu xưởng tôi chủ yếu qua các chủ hàng ở Bắc Ninh hay các tỉnh lân cận”.
Cũng như anh Đoàn, anh Nguyễn Mạnh Hưng, một người chuyên buôn bán các loại gỗ chia sẻ: Ngoài các loại gỗ cao cấp như gỗ xưa, gỗ trắc, giáng hương… thì thị trường Trung Quốc hiện nay họ đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Bản thân tôi cũng lần mò tìm cách để mua nhưng không sao mua được, hình như họ (đơn vị khai thác) đã có mối hết rồi.

Điều khiến bạn đọc và nhân dân quan tâm hơn cả ở thời điểm này là thông tin chính thức về số lượng gỗ được chặt hạ xuống từ các con phố.

Hà Nội chi gần 36 triệu đồng để chặt một cây xà cừ
Tin tức trên báo Tuổi trẻ, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 trên địa bàn Hà Nội do UBND TP ban hành mới đây, để chặt một cây xà cừ lớn, TP phải chi gần 36 triệu.
Đây là đơn giá được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng ký, áp dụng từ 1/1/2015 thay thế đơn giá cũ áp dụng từ năm 2012 đến nay.
Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1.
Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1.
Sau khi chặt hạ, với loại cây đường kính trên 120cm, chi phí để đào gốc cây và lấp đất là 9,8 triệu đồng/gốc cây ở vùng 2 và tới 10,7 triệu đồng/gốc cây khi thi công ở vùng 1.
Ngoài ra, chi phí để chặt hạ và đào gốc cây nhỏ nhất (đường kính 15-40cm) chi phí cũng lên tới 4,5 triệu đồng/cây.
Đơn giá chặt hạ các loại cây khác như Sấu, Nhội, Bàng, Bông gòn, Bằng lăng, Chẹo, Lát, Sưa, Long Não, Sao Đen, Đa, Si, Gạo, Tếch, Xoài, Sung... bằng 70% chi phí so với cây xà cừ.
Thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội hiện có gần 50.000 cây xanh, trong đó riêng xà cừ có 5.000 cây. Hiện đã có 500 cây bị chặt trong thời gian vừa qua, trong đó có rất nhiều cây xà cừ cổ thụ.
Trước câu hỏi của dư luận “số gỗ của hàng trăm cây xanh (chủ yếu là xà cừ) tại nội đô Hà Nội bị đốn hạ thời gian qua đi về đâu?, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Cty Cây xanh Hà Nội khẳng định trên báo Pháp luật TPHCM: " Thân, cành cây đường kính dưới 20 cm thì làm củi, đường kính trên 20 cm thì lưu giữ làm gỗ. Từ trước đến nay không hề có chuyện thất thoát gỗ vì từ lúc chặt về, đến lúc bán đấu giá được có quy trình lưu trữ, giám sát chặt chẽ”
Theo ông Hoàng, ngay từ lúc chặt cây, thu hồi củi gỗ có nhiều thành phần tham gia giám sát, lập biên bản như: Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng), đại diện đội bảo vệ Cty, phòng Kế hoạch tổng hợp Cty, Xí nghiệp quản lý cắt sửa cây; tổ công nhân cây xanh. Các thành phần trên xác định khối lượng thu hồi sau đó lập biên bản chi tiết, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, loại gỗ, tình trạng gỗ, khối lượng gỗ…
Sau khi thu hồi gỗ được vận chuyển về bãi gỗ tập kết của Cty Cây xanh Hà Nội – Vườn ươm Cầu Diễn. Tại đây có biên bản giao nhận, vào sổ lượng gỗ nhập. Sau đó phía Cty Cây xanh tiến hành báo cáo Sở tài chính về khối lượng, chủng loại gỗ để khảo giá thị trường làm cơ sở thực hiện đấu thầu. Sau đó số gỗ này sẽ được bán đấu giá theo quy định thông qua một đơn vị đấu giá độc lập. Theo ông Hoàng, toàn bộ số gỗ trong 2 kho của Công ty hiện nay đều thu hồi từ việc chặt hạ cây xanh ở các tuyến phố Nguyễn Trãi, Phố Huế - Hàng Bài, Nguyễn Chí Thanh và chỉnh trang tại một số tuyến phố khác. Toàn bộ số gỗ này đang chờ các thủ tục để bán đấu giá.
Điều khiến bạn đọc và nhân dân quan tâm hơn cả ở thời điểm này là thông tin chính thức về số lượng gỗ được chặt hạ xuống từ các con phố hiện giờ đang ở đâu ngoài các điểm tập kết tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm); làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai).
Một bạn đọc thắc mắc trên báo Vietnamnet: ""Đề án nói 6.700 cây bị chặt, nhưng không thấy thống kê trong số đó bao nhiêu cây sẽ được làm củi, bao nhiêu cây sẽ được bán gỗ. Chỉ tính sơ sơ, cũng có ít nhất 6.000 khối gỗ, số tiền thực sự không hề nhỏ. Trong khi dự án thực hiện đến tận 2017, rải rác vậy thì thành phố sẽ kiểm soát bằng cách nào?".
Hơn thế tất cả lượng gỗ củ đã được tận thu đó giờ ai là chủ sở hữu và cái giá để được sở hữu những khối gỗ đó là bao nhiêu? Đây là vấn đề mà các cơ quan liên quan của Hà Nội cần sớm có câu trả lời chính thức với bà con nhân dân.
Ngọc Anh (Tổng hợp)