News

6/recent/ticker-posts

Hà Nội chặt cây: Đánh số mỗi cây hết gần 700.000 đồng?

Theo Sở Xây dựng, chi phí sơn phết đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.

Chặt 6.700 cây xanh: Anh em GS Nguyễn Lân Dũng "đá nhau"
Vụ chặt cây Hà Nội: Cây mỡ không an toàn cho người đi đường
Tìm ra bãi tập kết gỗ xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi
Gần 36 triệu đồng để chặt một cây xà cừ ở Hà Nội


Cũng liên quan đến chi phí đốn hạ cây xanh, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.
Theo nguồn tin trên báo Đất Việt, Sở Xây dựng cho biết, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách.
Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.
Cụ thể, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.
Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp cây gãy đổ chi phí giải tỏa là trên 10 triệu đồng.

Chi phí để đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ như thế này nhưng tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây. (Ảnh CAND)

Trước đó, trong buổi họp báo do UBND TP Hà Nội diễn ra ngày 20/3, nhiều PV của các báo, đài đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội xoay quanh việc: Những gốc xà cừ cổ thụ bị đốn hạ sẽ được đưa về đâu? Xử lý thế nào, giá bán ra sao và do đơn vị nào chịu trách nhiệm bán? Số tiền bán gỗ sẽ được sẽ được xử dụng vào mục đích gì?...
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chưa trả lời mà chỉ đạo Sở Xây dựng trả lời báo chí câu hỏi trên cùng 20 câu hỏi khác mà các PV đặt ra.
Cho đến nay, băn khoăn về hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Bưởi… và nhiều tuyến đường khác trên địa bàn thủ đô bị chặt hạ hiện được tập kết ở đâu vẫn là một dấu hỏi lớn.
Các PV báo chí đã chất vấn nhiều lãnh đạo của Hà Nội nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức.
Mới đây, báo Tiền Phong đưa tin, PV tờ này đã lần theo những hạt mạt cưa, lá rơi trên đường, kết quả đã xác định được một số điểm tập kết. Cụ thể, khoảng 17h ngày 20/3, PV phát hiện chiếc xe tải 31F - 9023 chạy hướng Quốc lộ 21. Sau một đoạn đường dài đeo bám, PV thấy chiếc xe này rẽ vào làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai. Chủ một xưởng gỗ tại làng Chuông cho biết, mấy ngày qua có rất nhiều xe chở gỗ về đây, chủ yếu là xà cừ. Theo chủ xưởng gỗ này, xà cừ thường được mua với giá khoảng 6 đến 7 triệu đồng/m3, tùy chất lượng từng cây. Trước đó, khoảng 20h ngày 19/3, PV phát hiện một xe tải chở đầy gỗ tươi lưu thông hướng Giải Phóng - Thường Tín.
Tiếp tục truy tìm, các PV phát hiện 1 bãi tập kết gốc, thân cây vừa chặt hạ tại khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm. Bãi tập kết có diện tích chừng 10ha, được quây kín tôn, cổng khóa chặt và luôn có “lính gác” túc trực chẳng khác gì doanh trại quân đội.
Chưa hết, gần đó còn có 1 bãi tập kết khác có diện tích chừng 500 m2. Hầu hết số gỗ tại đây là gốc xà cừ lớn.

Nguồn : Người đưa tin