Quan điểm “Đàn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn” của nhà văn Trang Hạ đã làm “dậy sóng” cộng đồng mạng.
Trong một bài phỏng vấn trên báo Trí thức trẻ, nhà văn Trang Hạ khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" với quan điểm: “àn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn!”.
Quan điểm này được đưa ra bắt nguồn từ cuộc “bút chiến” bất phân thắng bại giữa Trang Hạ và đạo diễn Lê Hoàng xung quanh việc phụ nữ, đàn ông, ai rửa bát. Theo Trang Hạ, đàn ông muốn chứng minh được vợ chăm sóc không phải như… chăm lợn thì hãy xắn tay vào rửa bát.
|
Câu nói: "Đàn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn!" đã khiến không ít "phái mạnh" giật mình và... tự ái. Để rồi sau đó lại tiếp tục những cuộc tranh luận nảy lửa từ giới này dành cho Trang Hạ như để thanh minh hoặc một phản ứng tự vệ rất đỗi tự nhiên.
Theo đó, đa phần các đấng mày râu tỏ ra bất bình với quan điểm của nhà văn Trang Hạ. Họ cho rằng đàn ông đi ra ngoài xã hội làm việc đã đủ mệt mỏi rồi thì thời gian ở nhà chính là lúc họ được nghỉ ngơi.
Bạn Hoàng Dương chia sẻ: "Thế con lợn biết kiếm tiền không? Đàn ông kiếm nhiều tiền thì công việc họ cũng căng lắm, về chỉ muốn tắm, ngủ thôi chứ còn bắt họ làm gì?".
Nick name Mạnh Hùng bình luận: "Cách viết của Trang Hạ khủng khiếp quá, đúng là phải để Lê Hoàng trị thì họa may mới được... khủng khiếp , khủng khiếp quá".
Bạn Heo Mụp lên tiếng: "Nếu nói đàn ông nghĩa là nói hết tất cả, cả già trẻ cha chú nội ngoại. Các chị là phụ nữ, việc nhà giỏi, việc xã hội giỏi thì các chị là nhất. Thật sự đàn ông khó mà vẹn toàn hai việc ấy bằng các chị. Nhưng nói lời như thế không hay chút nào. Các chị muốn chồng giúp đỡ thì hãy nói bằng lời lẽ nào khác chứ không nên nói vậy, bản thân đàn ông, thì gánh việc nặng và áp lực thì không nên kêu than vì đó là việc mà phái mạnh phải làm. Riêng tôi, thấy vợ sinh một lần là thấy thương rồi. Cả hai phái đều sinh ra dành cho nhau không nên mạnh lời, mạnh tiếng vậy".
Thậm chí có những người tự nhận mình là lợn và lên tiếng thách thức Trang Hạ. Bạn Mạnh Dũng chia sẻ: "Xin lỗi Trang Hạ, tôi chỉ là một con lợn nhưng chưa bao giờ vợ tôi lên tiếng kêu ca, phàn nàn. Không như cô, cả ngày đay nghiến đàn ông chúng tôi, trong khi chắc gì cô đã làm tròn bổn phận của mình".
Quan điểm của Trang Hạ khiến phái mạnh "giật mình" và "tự ái". |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có không ít ý kiến đồng tình và cho rằng quan điểm của nhà văn Trang Hạ không phải là không có lý, đặc biệt là khi đàn ông Việt Nam có nhiều người quan niệm việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ và không chịu chia sẻ công việc với vợ.
Bạn Phạm Ngọc Anh bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm của Trang Hạ: “Mọi người đã bao giờ nghe thấy có người vợ chửi chồng là đồ con lợn khi về nhà chỉ biết ăn, tắm và ngủ chưa? Người phụ nữ từ xưa đã đến nay đều vậy ngoài việc cũng phải kiếm tiền như người đàn ông, họ còn bị buộc vào người bao nhiêu là công việc không tên khác. Vậy thì lý do gì mà người chồng về đến nhà lại chỉ biết ăn, tắm và ngủ. Hình ảnh con lợn có thể vẫn còn nhẹ nhàng quá chăng.”
Bạn Vy Nguyễn thẳng thắn bình luân: "Chỉ những người đàn ông không ra gì mới cảm thấy bực mình với câu ví đó. Còn thưa các anh, phụ nữ chúng tôi ngoài lo cho gia đình, con cái, nhà cửa, có người còn kiếm tiền giỏi hơn các anh đấy. Hãy biết chia sẻ việc nhà mới là người đàn ông chân chính".
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của nhà văn Trang Hạ, đặc biệt là chị em phụ nữ. |
Đồng quan điểm, bạn Huệ Kim cho rằng: "Thực ra đó là cách ví von của chị ấy thôi. Cả hai vợ chồng cùng đi làm, ai mà chẳng mệt, nếu như vợ nấu cơm thì chồng chỉ cần tắm cho con hoặc vợ nấu chồng rửa bát. Việc nhà toàn việc không tên mà. Nhà là nhà chung, con là con chung, tại sao chỉ vợ làm còn chồng thì được phép nghỉ ngơi. Đơn giản đây là sự sẻ chia".
Không chỉ phụ nhiều phụ nữ ủng hộ sự so sánh độc đáo của Trang Hạ, một số nam giới cũng tỏ ra đồng tình. Bạn Quốc Anh chia sẻ: "Mình là đàn ông và mình cũng đồng ý với bài viết. Đọc qua các bình luận bảo sao Việt Nam mãi vẫn cứ tụt và lạc hậu. Nước ngoài việc chồng kiếm tiền, vợ nội trợ là bình thương nhưng họ vẫn chẳng bao giờ có tư tưởng như ở Việt Nam".
PV (T.H)