Chặt 6.700 cây xanh: Anh em GS Nguyễn Lân Dũng "đá nhau"
Vụ chặt cây xanh: Tiết lộ 21 câu hỏi Hà Nội chưa trả lời báo chí
Vụ chặt cây Hà Nội: Cây mỡ không an toàn cho người đi đường
Đề án thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội ngay khi vừa được triển khai đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân thủ đô. Và trước sức ép của truyền thông và dư luận, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo tạm dừng việc thay thế cây xanh để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến góp ý của nhân dân; đồng thời, khẩn trương chỉ đạo tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tất cả các khâu, các tiêu chí cũng như biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh khiến dư luận bức xúc còn chưa lắng xuống, thì mới đây dư luận lại "dậy sóng" hơn trước tình trạng “trồng nhầm” cây gỗ mỡ, chứ không phải cây vàng tâm như kế hoạch trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Hàng cây mới được trồng thay thế ở vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Thanh niên
Liên quan đến vụ việc, Báo Infonet dẫn lời Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội Đỗ Ngọc Hoàng khẳng định chiều 23/3: "Việc trồng cây mỡ hay cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh do quyết định của nhà tài trợ chứ không phải của phía công ty".
“Chúng tôi chỉ thực hiện chặt hạ, di chuyển cây xanh tại các tuyến đường theo kế hoạch. Còn việc trồng cây gì, vàng tâm hay gỗ mỡ là do nhà đầu tư” – ông Hoàng khẳng định và cũng từ chối đưa ra bình luận, phân tích về giá trị của hai loại cây này, với lý do “đây không phải việc của chúng tôi”, ông Hoàng khẳng định.
Trong buổi họp báo thông tin về đề án thay thế 6.700 cây xanh, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, việc chặt hạ thay thế cây xanh “do nhà tài trợ nôn nóng”, các nhà tài trợ đã lên tiếng phản bác lại điều này, trong đó có Ngân hàng VPBank – đơn vị tài trợ cho việc trồng cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Được biết nhà tài trợ cho dự án thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố tại Hà Nội là Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty cổ phần Công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an Thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác.
Trao đổi với báo chí, đại diện VPBank khẳng định, phía ngân hàng không có ý kiến trong việc yêu cầu thành phố trồng loại cây gì vì đó là "việc của các cơ quan chuyên môn của thành phố. Nhà tài trợ dĩ nhiên là không đủ chuyên môn và cũng không có thẩm quyền để quyết định việc này".
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Vingroup, tập đoàn tham gia tài trợ cho đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội ở 2 tuyến phố là Hàng Bài và Phố Huế với tổng kinh phí 841 triệu đồng cũng cho biết, theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.
Trước đó, sau khi loạt cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, nhiều chuyên gia lâm nghiệp lại khẳng định Hà Nội vừa trồng cây gỗ mỡ chứ không phải cây Vàng tâm như đã thông báo trước đó, có lẽ đã có sự nhầm lẫn ở đây vì hai loại cây này cùng họ nhưng khác chi và có những đặc điểm khá giống nhau.
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường hiện đang sinh hoạt tại hội Bảo vệ Thiên nhiên môi trường và Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cho biết trên tờ Một Thế giới, ngay sau khi dư luận rộ lên về việc Vàng tâm được trồng mới tại nhiều tuyến phố. Ông Cường đã băn khoăn và có một cuộc khảo sát ngay trong ngày 19/3. Sau chuyến khảo sát, ông đã khẳng định: Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là Vàng tâm. Đây là cây Mỡ, thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, được trồng nhiều tại Yên Bái, cùng họ với Dổi, Vàng tâm.
"Những cây được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh chắc chắn không phải cây Vàng tâm. Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm... bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, báo Một Thế giới dẫn lời ông Lê Huy Cường.
"Những cây được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh chắc chắn không phải cây Vàng tâm. Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm... bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, báo Một Thế giới dẫn lời ông Lê Huy Cường.
Cây Vàng tâm: Có tên khoa học Magnolia fordiana, là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan. Cây xanh, cao 25 - 30 m, đường kính thân cây 70-80 cm.
Vỏ cây có màu xám trắng, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá Vàng tâm là chất da, dày, hình bầu dục dài, dày 5 - 17 cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, cuống lá dài 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa Vàng tâm thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2 cm, cánh hoa màu trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều, xếp như hình xoắn ốc, có mùi thơm nhẹ, hương lâu. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Mùa hoa Vàng tâm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, mùa quả khoảng tháng 9, tháng 10.
Quả của cây Vàng tâm có hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5 cm.
Cây Vàng tâm được tái sinh bằng hạt và có tốc độ tăng trưởng trung bình.
Gỗ vàng tâm tốt, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, có giá trị tương đương với cây sưa. Vàng tâm có độ bền cao với tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm.
Cây gỗ mỡ: Có tên khoa học là Manglietia conifera, là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30–60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ.
Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành.
Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm.
Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.
|