Bị bạn gái chê xấu nghèo, chàng trai đi thẩm mỹ hóa hotboy để “trả thù”
Cô gái 32 tuổi trẻ như 18, vòng ba 100cm, thích làm single mom
Cô gái đi lễ chùa với đường cong ‘chết chóc’ khiến dân mạng sôi sục...
Biến chứng có thể gặp
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà, Hà Nội, cho biết hiện nay nhu cầu phẫu thuật thu nhỏ vùng kín của chị em là khá lớn. Nguyên nhân là khi sinh, ống âm đạo phình to ra gấp 2-3 lần, tạo nên một ống xối cho thai nhi ra. Khi âm đạo giãn rộng làm giảm khả năng đàn hồi, cơ vòng ống không co bóp một cách bình thường, khiến người phụ nữ không còn khả năng tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn. Đó là lý do khiến cho chị em giảm cảm xúc, còn các ông chồng cảm thấy hụt hẫng như đi vào khoảng trống trong cuộc sống phòng the.
|
Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo là một thủ thuật tạo hình nhằm phục hồi lại kích thước, hình dạng và chức năng của âm đạo. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ nối những cơ vòng của ống âm đạo, làm chặt và nhỏ lại, cắt bỏ phần da, niêm mạc thừa của âm đạo, kiến tạo lại cơ vòng của cửa mình. Thủ thuật này làm cho khẩu kính của ống âm đạo và cửa mình thu lại chặt hơn, có thể làm cho người phụ nữ dễ kiểm soát các cơn co thắt âm đạo hơn.
Mặc dù là một tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng như bất kì hình thức phẫu thuật nào, tiểu phẫu thu gọn âm đạo cũng có những rủi ro. Trong và sau khi phẫu thuật nếu không đảm bảo vệ sinh có thể sẽ gây sưng tấy, nặng hơn là nhiễm trùng toàn thân.
Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, chị em cũng có thể gặp phải những tai nạn trong phẫu thuật như bị mất máu nhiều do khâu cầm máu không tốt, hình được tạo sau phẫu thuật có thể hẹp quá, vừa mất thẩm mỹ vừa gây khó khăn khi quan hệ, bị đau rát, thậm chí không thể quan hệ được.
Bạn cũng có thể bị tổn thương thông âm đạo trực tràng do kỹ thuật phẫu thuật không được khéo léo. Phổ biến hơn, sau tiểu phẫu bạn sẽ bị đau nhẹ tại âm đạo và bị rối loạn tiểu tiện trong vài ngày, do trực tràng bàng quang bị kích thích bởi thuốc tê.
Khi nào cần thu gọn “cô bé”?
Bác sĩ Kim Dung khuyến cáo không phải cứ ai sinh nở nhiều lần theo hình thức sinh thường cũng đều cần phẫu thuật thu nhỏ âm đạo. Chỉ nên tiến hành phẫu thuật thu hẹp âm đạo trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Khi âm đạo bị nới rộng, ẩn nhiều nếp gấp, vô tình tạo thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Từ đó, gây ngứa vùng kín, khí hư bất thường, dễ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo và gây ra các bệnh về cổ tử cung, dễ gây ra viêm nhiễm, nhiễm trùng,... Lúc này, chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn về chuyện có nên làm phẫu thuật thu nhỏ “cô bé” hay không.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tính đến giải pháp này nếu chúng đang gây ảnh hưởng quá lớn đến đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, về vấn đề này, chị em cần xác định rõ mức ảnh hưởng ở cấp độ nào. Sau khi sinh con, nhất là khi con còn nhỏ, đời sống vợ chồng khó có thể mặn nồng như trước bởi việc chăm sóc con, áp lực về kinh tế khi gia đình có thêm thành viên mới chi phối đến tâm lý của cả hai vợ chồng rất nhiều. Bởi vậy, không thể so sánh với thời điểm khi còn son rỗi, nhất là về tần suất quan hệ. Nếu khi hai người “lâm trận”, cả hai đều cảm thấy “thỏa mãn” thì tốt nhất không dùng dao kéo can thiệp vào “cô bé”.
Vẫn theo tư vấn của bác sĩ, những trường hợp không nên phẫu thuật thu gọn âm đạo bao gồm: phụ nữ đang có kinh; các trường hợp bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục; bị bệnh mãn tính như lao, tiểu đường, bệnh tim mạch; các trường hợp bất thường về tâm lý...
Bác sĩ Kim Dung khuyến cáo, chị em vừa mới sinh không nên sốt sắng làm phẫu thuật, nên để thời gian 3-4 tháng, thậm chí là 6 tháng sau khi sinh bé để dạ con co lại, ổn định. Trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật này, nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.
Chị em lưu ý nên chọn những bệnh viện có uy tín phẫu thuật để tránh những rủi ro. Phẫu thuật thu hẹp âm đạo chỉ an toàn khi nó được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Cơ sở y tế thực hiện phải được Sở Y tế cấp phép phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện, chứ không phải bất cứ trung tâm thẩm mỹ nào cũng có thể làm được việc này.