News

6/recent/ticker-posts

Màng t rinh "khủng", trầy trật chuyện "làm vợ"

Bác sĩ chỉ khám ngoài nên không biết họ có "đường vào", nhưng bị bịt kín bởi một "bức tường" dày vài cm, khiến mày râu dù "súng ống" hoành tráng cũng khó vượt qua.

Nhậu say về bị vợ bắt quỳ suốt đêm ngoài sân
Mẹ xin con hãy bỏ con trai mẹ đi…
Sai lầm của người con gái đã mất đi "cái ngàn vàng"

Một phụ nữ 44 tuổi ở Thái Bình mới đây được cháu là bác sĩ đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. Trong bệnh sử ghi: "Không có âm đạo", và phát hiện này được y tế tỉnh đưa ra từ năm chị L. mới 20.
Sau hơn 20 năm lẻ bóng, chị được một người đàn ông chết vợ rước về. Các con ông rất tâm đắc với lựa chọn của bố, bởi cha sẽ có người lo cơm nước nhà cửa nhưng hai người sẽ không có chuyện "tình tang" và cho ra đời những đứa trẻ chung quyền thừa kế với họ.

Thế nhưng, chị L. vẫn không tránh được cảnh "tình tang". Khát khao của người đàn ông chưa già hẳn nhưng vắng hơi ấm đàn bà đã lâu cùng nỗi tò mò khám phá người phụ nữ không có âm đạo khiến chồng chị háo hức từ lúc ăn cơm tối. Đêm nào ông cũng lục xục trên bụng vợ, nhưng mọi cố gắng tìm "đường vào" đều thất bại. Để rồi hết đêm, chỉ là tiếng thở dài ngao ngán của chồng, ánh mắt sẫm tối bẽ bàng và khuôn mặt đẫm nước mắt của vợ.

Quá buồn cảnh vợ chồng "góp gạo thổi cơm chung", chị L. đi khám lại, và "bản án không có âm đạo" một lần nữa lại được tuyên.
Một động tác nhỏ cứu cả cuộc đời

Tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, kết quả chẩn đoán hình ảnh phần phụ khiến chị L. ngất xỉu vì xúc động: chị có "đường vào" như mọi phụ nữ, chỉ có điều màng trinh của chị dày gần nửa cm! Đó là một khối - tổ chức mô (từ chuyên môn gọi là "lớp màng cân") nằm ngay sau âm hộ và bịt kín âm đạo, khiến bất cứ người đàn ông nào, dù "súng ống" hoành tráng đến đâu cũng khó mà vượt qua.

Các bác sĩ đã thực hiện một động tác cực kỳ đơn giản: dùng dao rạch màng trinh khủng của chị L. theo hình chữ thập rồi khâu 4 mảnh lẻ vào thành âm đạo. Một năm sau, chị L. sinh con.

Một phụ nữ khác ở TP HCM cũng vừa sinh con sau khi được bác sĩ giải phóng cái màng trinh "khủng". Trường hợp này, tuy có "đường vào" cho chồng, nhưng lớp màng cân lại như một bức tường dày đến 3 cm bịt kín âm đạo, ngay sát cổ tử cung. Từ năm 17 - 20 tuổi, bệnh nhân đã trải qua ba lần phẫu thuật rạch thủng bức tường này nhằm mở đường cho kinh nguyệt, trước đó thường ứ lại, gây đau bụng dữ dội mỗi tháng. Tuy nhiên, các cơn đau kinh nguyệt không dứt, thậm chí khủng khiếp hơn do "đường hầm" bị sẹo dính lấp đầy sau các lần mổ.

Năm 23 tuổi, chị đến Bệnh viện Từ Dũ xin cắt bỏ tử cung nhằm chấm dứt kinh nguyệt và nhờ vậy, chị thoát các cơn đau. Một ca mổ được tiến hành, do bác sĩ ba bệnh viện: Xanh Pôn, Từ Dũ và Chợ Rẫy thực hiện. Bằng thủ thuật "làm măng-xông" (giống như nối lốp xe đạp), bác sĩ cắt bỏ toàn bộ lớp màng cân, rồi nối hai đoạn ống âm đạo vào với nhau. Vậy là, tử cung của bệnh nhân được bảo toàn, và chị được làm mẹ.

Nỗi đau "thạch nữ"

Theo y văn, có một số bé gái sinh ra không có âm đạo và tử cung, dân gian thường gọi họ là "thạch nữ". Thạch nữ bẩm sinh không có âm đạo và tử cung, nhưng buồng trứng, bầu vú và cơ quan sinh dục ngoài phát triển bình thường. Tới lúc dậy thì, họ không thấy kinh, khi lấy chồng không thể làm "chuyện ấy".
 Với các thạch nữ, bác sĩ ngày nay dư sức phẫu thuật để tạo hình âm đạo cho họ. Sau phẫu thuật khoảng 2 - 3 tháng, nếu vết sẹo ở âm đạo đã lành miệng thì thạch nữ bắt đầu thoải mái hưởng hạnh phúc phòng the, dù họ không thể có con.

Khác với thạch nữ, một số phụ nữ không thể "đón nhận đàn ông" nhưng lại có "đường vào", tuy nhiên con đường này có vách ngăn, hoặc bị bịt kín bởi màng trinh quá dày, khó thủng như hai trường hợp nêu trên. Cùng với các các triệu chứng giống như thạch nữ: vô kinh (trường hợp này là vô kinh giả), đau bụng dữ dội (do cản trở lưu thông máu từ khoang tử cung ra ngoài), đôi khi họ bị chẩn đoán nhầm thành thạch nữ và có thể phải sống cô độc suốt đời.

Bác sĩ khuyên: Thạch nữ hay chị em bị chẩn đoán nhầm thành thạch nữ không khó để thoát cảnh đơn chiếc và tìm một bến đỗ cuộc đời. Đừng xấu hổ mà giấu bệnh, hãy mạnh dạn đến bệnh viện khám và phát hiện dị tật, chữa trị càng sớm tốt. Bởi tuổi càng cao thì việc mổ tạo hình càng khó khăn, ít mang lại hiệu quả.
Hầu hết các dị tật vùng kín đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT-scan. Chụp X-quang hệ tiết niệu đường tĩnh mạch và MRI sẽ được áp dụng trong những ca khó xác định. Tuy nhiên, do kiến thức về dị tật "vùng kín" chưa được phổ biến rộng rãi, nhiều bác sĩ chỉ thăm khám dựa trên các biểu hiện bên ngoài nên có thể dẫn đến chẩn đoán thiếu chính xác và điều trị sai.
Theo Phụ Nữ & Đời Sống