News

6/recent/ticker-posts

Sợ ly hôn sếp nữ phải sống thử 7 năm mới dám lấy chồng

"Lấy chồng không như chọn mua 1 cái áo, 1 cái quần, mua về không thích có thể bỏ đi. Lấy chồng là để sống cùng nhau suốt phần đời còn lại. Vì thế, phải chọn lựa thật kỹ, phải thử thách thật nhiều".

Vừa vào nhà nghỉ, tôi đã thấy người yêu và bạn thân ngồi chờ sẵn
Yêu bạn thân của chồng, tôi không hối hận
Ngã ngửa vì lời xin lỗi của chồng mới cưới trong đêm tân hôn

Nhất định không đồng ý đưa hình ảnh của mình lên báo nhưng không hề giấu giếm, Minh P cho biết, trước khi kết hôn, P và chồng đã có 8 năm yêu nhau và 7 năm sống thử.

P kể, chuyện tình yêu của họ bắt đầu từ cuối năm lớp11. Tuy nhiên, phải đến năm lớp 12, cả 2 mới dám bày tỏ tình cảm với nhau và trở thành cặp đôi công khai đầu tiên của lớp.

Sau đó, khi đã đạt được ước mơ trở thành sinh viên. Anh là sinh viên đại học Bách Khoa, chị là sinh viên trường đại học Luật, 2 người mới chính thức dọn đến ở cùng nhau.

"Khi sống cùng nhau, những tật xấu của anh và của mình đều đã bộc lộ"- P nói. Thế nhưng, theo P, có lẽ vì tình yêu của họ dành cho nhau còn đang mới mẻ mặn nồng, lại không ai đề cao cái tôi cá nhân của mình quá. Vì thế, sau vài bất đồng xảy ra, chị và anh bắt đầu rút kinh nghiệm để thích nghi với nhau hơn.

Bên cạnh đó, không giống như nhiều cặp sống thử khác, P cho biết, P và bạn trai có một số nguyên tắc mà cả 2 cùng đặt ra và đều tự nguyện thực hiện. Đó là, rõ ràng về mặt tài chính, rõ ràng về phân công lao động; cùng bảo ban nhau để học hành; không lôi thôi luộm thuộm trước mặt nhau…không để cho nhau có cơ hội lười biếng. 2 đứa đi học trên giảng đường, về đến nhà là cùng cơm nước và dọn dẹp nhà cửa. Sau đó, cả 2 đi học thêm, đi làm gia sư …Lúc ở nhà, thỉnh thoảng họ lại nói chuyện với nhau bằng tiếng anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ...

"Vì thế, mang tiếng là ở cùng nhau nhưng thời gian bọn mình dành cho nhau lúc nào cũng thiếu. Anh luôn là ẩn số với mình thu hút mình và mình cũng vậy. Không bao giờ mình thấy mình hiểu hết về anh. Đến khi ra trường, công việc của 2 đứa đều đã ổn đinh, mình nhìn lại quãng đường đã qua, thấy anh là một người tốt, có ý chí và rất biết vun vén cho gia đình nên đã đồng ý cùng anh làm đám cưới" – P kể.

Ảnh minh họa

"Tất nhiên, vì đã chung sống với nhau từ rất lâu trước đó nên đêm tân hôn, mình không quá hồi hộp, cũng không thẹn thùng như những cô dâu khác. Nhưng, mình vẫn không hối hận. Bởi, nhờ có sống thử mình mới thực sự cảm thấy yên tâm về lựa chọn này.

Bây giờ, trải qua 6 năm sau hôn nhân và 13 năm chung sống, 2 đứa con xinh đẹp đã ra đời nhưng chưa bao giờ bọn mình mâu thuẫn đến mức muốn ly hôn. Mình nghĩ, có lẽ vì đã trải qua một quá trình chung sống, những xấu đẹp của nhau đều đã hiểu và chấp nhận, những khó khăn vất vả đã cùng nhau trải qua, những kỷ niệm đẹp cũng dày theo năm tháng. Vì thế, dù có giận hờn, mâu thuẫn, thì ngồi nghĩ lại chặng đường quá đẹp đã đi qua bọn mình lại thấy yêu thương nhau nhiều hơn" - P khẳng định

Vì thế, theo quan điểm của P, nếu không muốn ly hôn sớm, hãy sống thử. Sống thử rồi, nếu thấy không ổn thì chia tay, tìm hiểu người khác. Không thể coi việc lấy chồng như trò đánh bạc, may mắn thì cuộc đời nở hoa, còn không thì rơi vào bế bắc. Lấy chồng cần phải có sự thử thách, chọn lựa. Và để có được sự chọn lựa tốt nhất thì phải ở với anh ta. Không ở cùng anh ta thì không thể biết anh ta xấu hoặc tốt đến mức độ nào? Không sống cùng anh ta thì không hể hiểu được con người anh ta ra sao, có ý chí vươn lên hay chỉ là một kẻ nát rượu, mê gái, mê điện tử …

"Chỉ yêu và hẹn hò ở bên ngoài thì chẳng thể tìm hiểu được gì. Vì khi yêu, ai cũng chỉ mang theo mật ngọt. Về sống với nhau rồi, bao nhiêu tính xấu được phơi bầy. Người con trai không còn cảm giác chinh phục nên sống thật với bản thân mình. Người con gái cũng không chau chuốt lượt là như khi hẹn hò nữa. Vì thế, họ sốc. Họ chán nản, mà đã chán nản rồi thì phải ly hôn. Lúc đó, sẽ phiền phức và ảnh hưởng đến rất nhiều người" – P nói.

Tuy nhiên, theo P. để chuyện sống thử phát huy tác dụng cho việc chọn chồng thì người trong cuộc phải có nghệ thuật: "Nhiều bạn trẻ dọn đến sống với nhau chỉ để thỏa mãn nhu cầu nên lúc mới thì quấn lấy nhau cả ngày mà quên đi những việc khác. Vì thế, họ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán nhau. Khi đã nhàm chán, người quyết đoán và có bản lĩnh thì sẽ chia tay trong vui vẻ, còn không thì bi kịch xảy ra là tất yếu " – P nói.