News

6/recent/ticker-posts

Chu Vĩnh Khang đã thiết lập “mạng lưới tham nhũng khổng lồ”?

Theo tạp chí Caijing.com.cn, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang bị tình nghi thiết lập kết nối chặt chẽ với các quan chức bị cáo buộc tham nhũng khác.

Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các quan tham khác

Website này đưa tin Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc liên kết với Từ Tài Hậu – Cựu phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Lệnh Kế Hoạch – nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ Tài Hậu đã qua đời vì bệnh ung thư bàng quan hôm 15/3 vừa qua.
“Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc lạm dụng quyền lực của mình để thiết lập lợi ích chính trị và kinh tế chặt chẽ với các quan chức tham nhũng khác, bao gồm Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, cựu Tổng bí thư Trùng Khánh và Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an – người đã bí mật hình thành các phe phái”, bài báo nêu rõ.
Ngoài ra, các cựu quan chức cấp cao hay còn gọi là những “con hổ” này còn bị cáo buộc lạm dụng quyền lực để trục lợi cho một số doanh nghiệp và các mối quan tâm khác, nhận các khoản hối lộ khổng lồ.
Zhou Ruijin, nguyên Phó tổng biên tập tờ Nhân dân nhật báo cho biết: “Trong những ngày gần đây, một số vấn đề tham nhũng có xu hướng đi theo định hướng gia đình, bè phái, hội nhóm”. Ông này nói thêm rằng trường hợp tham nhũng của Chu Vĩnh Khang liên quan đến nhiều quan chức tham nhũng bị cáo buộc hình thành “mạng lưới tham nhũng khổng lồ”.
Zhao Hongzhu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Trung Quốc cho biết cho dù những người có liên quan là ai đi nữa thì các quan chức bị nghi ngờ tham nhũng đều sẽ bị điều tra kỹ.
Từ năm 2012, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc, ông đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô lớn.
Cho đến nay, hơn 90 quan chức cấp cao, trong đó có 63 người từ cấp bộ trở lên và 30 vị tướng trong quân đội đã bị điều tra hoặc bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – một thuật ngữ dùng để ám chỉ tội tham nhũng.
Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng kể từ năm 1978, khi mà Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa.
Vào tháng 7, Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Ông bị bắt vào tháng 12, bị khai trừ khỏi Đảng và bị cơ quan truy tố hàng đầu điều tra. Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc hàng loạt tội danh, trong đó có tội nhận hối lộ và làm lộ bí mật nhà nước.
Zhou Qiang, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nói: “Sauk hi khởi tố ông, tòa án sẽ xét xử vụ án của Chu Vĩnh Khang theo đúng luật. Không ai có thể đứng trên luật pháp”.
Trong kết luận nêu tại một cuộc họp của ủy ban kiểm tra kỷ luật gần đây tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuyên bố cuộc chiến chống tham nhũng là “vấn đề sống còn” của ĐCS và đất nước Trung Quốc.
“Tất cả các đảng viên nên coi luật pháp và kỷ luât của đảng là những ưu tiên hàng đầu và cư xử saocho phù hợp để xây dựng một chính phủ trong sạch”, ông nói.
Xu Jinhui, Vụ trưởng vụ Phòng chống tham nhũng và hối lộ, thuộc Viện Kiểm sát nhân Nhân dân Tối cao cho biết các cuộc điều tra cho thấy những nguồn tài nguyên khoáng sản, chuyển nhượng đất, đấu thầu dự án và lực lượng thực thi pháp luật là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tệ tham nhũng.
Các địa phương có cán bộ ngã ngựa gồm Sơn Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam. Cuộc đàn áp chống tham nhũng mới nhất đã được ví với “động đất”. Vẫn còn 300 vị trí trống dành cho các quan chức chính phủ mới tại tỉnh Sơn Tây.
Ủy ban này cho biết họ sẽ chú trọng đến các quan chức bị điều tra mà vãn dang tiếp tục các hành động tham nhũng hoặc liên quan đến “các hoạt động đạo đức kém”. Những mục tiêu khác bao gồm các quan chức có liên quan đến “các bè phái kinh tế, chính trị” và những người có danh tiếng xấu.
Zhou Ruijin cũng cho biết: “Các vấn đề cơ bản trong những vụ án tham nhũng đó là các quan chức lạm dụng quyền lực và việc thiếu một cơ chế giám sát thường xuyên đối với những người này”.
Chen Xu, Công tố viên trưởng tại Viện Kiểm sát Nhân dân Thượng Hải nói tiền đề đứng sau cuộc chiến chống tham nhũng là việc giám sát tính đúng đắn của các quan chức thông qua những quy định ngăn họ khỏi việc làm dụng quyền lực.
“Cần thiết hơn nữa là xây dựng một đạo luật đặc biệt để cung cấp cơ sở pháp lý cho đất nước nhằm loại bỏ tận gốc rễ tham nhũng”, ông nói thêm.

Nguồn : Người đưa tin