Các nhà khảo cổ học đã khai quật được khoảng 2 triệu đồng tiền xu cổ, nặng tới 10 tấn trong một lăng mộ cổ 2.000 năm tuổi ở Tân Kiến, Giang Tây, Trung Quốc.
|
Những đồng tiền có niên đại 2.000 năm tuổi này được xác định thông qua hình nhân vật minh họa, có ký hiệu của triều đại phong kiến Trung Quốc cổ xưa và có 1 lỗ vuông ở giữa. Tổng giá trị số tiền xu lên đến 157.340 đô la Mỹ (tương đương khoảng hơn 3,5 tỷ đồng).
Các nhà khảo cổ cho rằng, lăng mộ là của Lưu Hạ, cháu nội vua Hán Vũ Đế. Đồng tiền xu được sử dụng trong những năm từ 206 TCN đến năm 25 SCN. Các chuyên gia cũng có các phát hiện khác như 10.000 đồng tiền bao gồm vàng, đồng và sắt, chuông, thẻ tre, một số bức tượng nhỏ. Những hiện vật tìm thấy phần nào phản ánh cuộc sống của giới quý tộc Trung Quốc thời cổ đại.
Những đồng tiền xu có hình tròn, lỗ vuông nhỏ ở giữa. |
Trong vòng 5 năm vừa qua, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên diện tích 40.000 mét vuông, phát hiện 8 ngôi mộ và 1 khu vực chôn cất xe ngựa và họ cũng tin rằng vợ của Lưu Hạ yên nghỉ tại 1 trong 8 ngôi mộ đó.
Ông Xin Lixiang đến từ Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc cho biết, tiếp theo đây, các nhà khảo cổ sẽ tiếp cận bên trong ngôi mộ để có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về các nhân vật được chôn cất tại đây.
“Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy ngọc ấn, long bào cũng như có khả năng nhận dạng được những nhân vật trong từng ngôi mộ”, ông Lixiang cho biết.
Người Trung Quốc sử dụng tiền xu như một công cụ tiền tệ từ rất sớm, khoảng năm 1200TCN. Đồng tiền xu có giá trị rất thấp, hình tròn nhỏ và có lỗ ở giữa. Các lỗ nhỏ hình vuông này cũng giúp các đồng tiền có thể kết hợp lại với nhau thông qua việc xâu chúng thành một chuỗi, tổng giá trị lớn hơn khá nhiều.
Giá trị thực của 10 tấn tiền xu là 157.340 đô la Mỹ (3.5 tỷ đồng) nhưng vì là tiền cổ nên chúng đáng giá hơn thế rất nhiều. |
Theo ước tính ban đầu, dựa trên giá trị thực, tổng số tiền đáng giá khoảng 3,5 tỷ đồng, nhưng trên thực tế, vì đây là tiền cổ nên giá trị của chúng còn cao hơn thế rất nhiều.
Tây Hán được coi là đế quốc thống nhất và mạnh mẽ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Có rất nhiều lý thuyết giải thích sự sụp đổ của vương triều hùng mạnh này, tuy nhiên, gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng sự tương tác giữa con người và môi trường đóng vai trò trung tâm khiến đế chế sụp đổ.
Các hiện vật được phát hiện sẽ phần nào giúp lấp đầy những khoảng trống của lịch sử và bổ sung cho những nghi vấn về phong tục chôn cất của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa.
PHƯƠNG PHƯƠNG