Theo quy định, ca bệnh F0 xác định khi có kết quả xét nghiệm tại cơ sở được Bộ Y tế cho phép khẳng định, tuy nhiên Sở Y tế TP.HCM vừa có đề nghị bộ cấp mã số cho 150.000 ca có test nhanh dương tính.
Khiển trách chuyên viên thanh tra sở không có giấy đi đường, 'cố thủ' trong ô tô cả tiếngHà Nam thêm 49 ca mắc COVID-19 mới, tổng 179 ca sau 1 tuầnThủ tướng chỉ đạo chuẩn bị công nhận 'hộ chiếu vắc xin'Vạ vật vì kẹt tại các chốt kiểm soát dịch vào tỉnh Trà Vinh
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hướng dẫn 3638 quy định như trên nhưng ngày 20-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có văn bản đồng ý các trường hợp có test nhanh dương tính được coi như F0 để điều trị tại nhà.
Nhưng từ 20-8, TP.HCM chưa thông báo số ca có test nhanh dương tính, mà chỉ lấy mã số cho bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR dương tính. "Từ đó đến nay, số có test nhanh dương tính cộng dồn đã lên đến 150.000 ca" - thông tin trên cho biết.
Vị này cũng cho rằng việc nhập mã số bệnh nhân là do địa phương, đơn vị thực hiện, tức ở đây việc nhập mã là do TP.HCM, mặc dù quy định hướng dẫn giám sát thì chỉ các ca xét nghiệm PCR dương tính mới là ca khẳng định, nhưng Bộ Y tế đã có văn bản cho phép test nhanh dương tính coi như F0.
Dự kiến Bộ Y tế sẽ sớm có văn bản hướng dẫn TP.HCM vấn đề này, tuy nhiên đang có một số vướng mắc có thể nảy sinh. Cụ thể, các ca F0 đã khỏi bệnh được xếp vào nhóm có kháng thể, có thể sẽ được cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" để đi lại, làm việc, học tập...
Nhưng tỉ lệ dương tính qua xét nghiệm khẳng định bằng PCR ở nhóm có kết quả xét nghiệm dương tính bằng test nhanh chỉ khoảng 60%, thậm chí có địa phương chỉ ở mức 50%.
Nếu nhóm "dương tính giả" được coi như F0 bình thường và không được tiêm vắc xin thì cũng có thể có những nguy cơ nhất định, nhất là khi số lượng người liên quan lên tới hàng chục ngàn người.
TP.HCM là địa phương có số mắc COVID-19 bằng 1/2 tổng số ca ghi nhận cả nước, số tử vong chiếm khoảng 80% số tử vong do COVID-19 cả nước.