Sáng nay (14-9), TP.HCM đã xin ý kiến Thủ tướng và được thống nhất về tiếp tục thực hiện giãn cách thêm 2 tuần theo tinh thần chỉ thị 16.
Phó phòng lái xe sau khi uống rượu bia vẫn lên trưởng do... 'huyện không biết'Cước giao hàng nhiều khi cao hơn giá hàng, khách đổ sang mua bán chuiĐình chỉ giám đốc trung tâm và nhân viên y tế quận vụ tiêm vắc xin COVID-19 trẻ 13 tuổi3 đứa trẻ mồ côi mẹ vì Covid-19: “Anh cố gắng nuôi con nha”
Chiều 14-9, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 8 mở rộng, xem xét cho ý kiến về tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND TP về kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM từ sau ngày 15-9.
Tiếp tục giãn cách thêm 2 tuần theo chỉ thị 16
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, hội nghị hôm nay nhằm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 86 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 và thảo luận, cho ý kiến về tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND TP về kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP từ sau 15-9.
Bí thư Nên thông tin, sáng nay TP.HCM đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và được thống nhất về tiếp tục thực hiện giãn cách thêm 2 tuần theo tinh thần chỉ thị 16.
Ông cho biết, đa số các địa phương chưa đạt tiêu chí kiểm soát dịch nên TP.HCM cần phấn đấu tiếp tục thực hiện giãn cách. Thủ tướng cũng đã thống nhất với đề xuất của TP.HCM.
Trong đó, những địa phương đã kiểm soát được thì từng bước mở dần theo nguyên tắc an toàn là trên hết, không chủ quan nôn nóng, làm chặt chẽ, chắc chắn.
TP.HCM sẽ làm gì sau ngày 15-9?
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM bày tỏ có một câu hỏi ai cũng mong chờ và cần có lời giải sớm nhất, đó là “TP.HCM sẽ làm gì sau ngày 15-9?”. Từ đó, ông Nên yêu cầu các đại biểu tham dự tập trung đánh giá sâu và kỹ, sát với tình hình TP.HCM.
Cụ thể là đã làm được gì, những gì làm chưa được và đề nghị các đại biểu cho ý kiến các nhiệm vụ trọng tâm trong những ngày tới.
Theo ông, đối chiếu lại các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế, nhìn chung TP chưa đạt. Tuy nhiên, từng địa phương cũng có thể chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm 1 là những địa phương có khả năng cơ bản đạt tiêu chí đề ra, nhóm 2 là những địa phương gần đạt tiêu chí đề ra và nhóm 3 là những địa phương cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Bí thư Nên gợi mở các đại biểu tập trung thảo luận những nguyên nhân, điều kiện và yếu tố giúp các địa phương đạt được và chưa đạt được những mục tiêu đề ra. Từ đó nghiên cứu, cho ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn TP, rút ra bài học kinh nghiệm và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới.
Ông Nên đề nghị xem xét vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP; trách nhiệm của các quận huyện và TP Thủ Đức; vai trò của các “pháo đài” ở các xã, phường, thị trấn và vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tăng cường, chi viện.
Người đứng đầu Thành ủy TP nhấn mạnh, hiện nay, quan điểm của TP.HCM là những nơi chưa đạt theo tiêu chí kiểm soát dịch đã đề ra thì tiếp tục phấn đấu thực hiện, những nơi đã kiểm soát dịch được thì nới dần từng bước chắc chắn trên cơ sở an toàn là trên hết.
Vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện nay, thực hiện giãn cách trong giai đoạn tới có giống như giai đoạn đầu hay thực hiện ở mức độ nào? Ông hỏi và gợi mở hội nghị thảo luận về những nơi có thể mở được cần chủ động thực hiện theo thẩm quyền được giao, cấp quận huyện là cấp quyết định nới giãn cách theo thẩm quyền.
Mặt khác, hội nghị thảo luận thêm về việc những địa phương chủ động thực hiện “bình thường mới” sau 15-9, cần nghiên cứu thực hiện theo thẩm quyền thế nào, còn đề xuất những vướng mắc ra sao?
Tập trung phát dứt điểm gói hỗ trợ 1, 2 và chuẩn bị triển khai gói 3Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, TP đã có nhiều nỗ lực và kịp thời điều chỉnh khi triển khai các hoạt động đảm bảo cung ứng hàng hóa và chăm lo đời sống người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.Về gói an sinh, ông Mãi thông tin, đến nay các xã, phường, thị trấn đã chi xong gói 1 và đạt 98% gói 2 theo danh sách. Những trường hợp chưa nhận gói 2 là các trường hợp đang cách ly tập trung và một số người trong danh sách đi về quê, đi khỏi địa bàn…Các địa phương đã nhận và phát hơn 14.000 tấn gạo hỗ trợ đợt 1 của Chính phủ và cấp phát gần 1,8 triệu túi an sinh do TP vận động cũng như phát nhiều túi an sinh khác do quận, huyện, xã, phường triển khai.Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thiện nguyện là rất lớn, góp phần đảm bảo an sinh, đảm bảo đời sống cho người dân trong lúc giãn cách xã hội.Tuy nhiên, ông Mãi cho rằng, quá trình cung ứng hàng hóa và đảm bảo an sinh cho người dân vẫn còn một số hạn chế cần được phân tích để làm tốt hơn trong thời gian tới.Về an sinh xã hội, việc ban hành chính sách được tiến hành trong thời gian ngắn nên chưa tính toán đầy đủ, gây khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện. Khi thống kê danh sách người cần được hỗ trợ, cũng như tổ chức cấp phát các gói chính sách ở cơ sở cũng có một số sai sót gây bức xúc cho người dân và một số trường hợp sai sót đã được xử lý.Mặt khác, việc lập danh sách gói hỗ trợ lần thứ ba - gói chuẩn bị triển khai - vẫn còn chậm, nhiều nơi còn lúng túng trong xác định đối tượng, chậm lập danh sách.Chủ tịch UBND TP nêu rõ, trong việc cung ứng hàng hóa và đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới, TP tiếp tục mở rộng hệ thống cung ứng hàng hóa, phát huy hoạt động của lực lượng shipper.Trước mắt là từ nay đến cuối tháng 9-2021, shipper sẽ hoạt động liên quận và người dân ở các vùng kiểm soát được dịch sẽ trực tiếp đi chợ theo quy định của địa phương.Về gói an sinh, sẽ tập trung phát dứt điểm cho các hộ còn lại trong danh sách gói 1, gói 2 và chuẩn bị triển khai gói 3.